Sau một thời gian bị “cấm vận”, mới đây, nhôm của Nga đã được sàn giao dịch London (viết tắt là LME) chính thức hủy bỏ lệnh cấm giao dịch. Hành động này đã giáng một đòn vào các “ông lớn” trong ngành sản xuất nhôm phương Tây. Đồng thời, các thương nhân trước đó vận động LME tạo ra lệnh cấm cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
LME hủy bỏ lệnh cấm với nhôm của Nga khi nào?
Cách đây 1 tháng, sàn giao dịch London đã có cuộc thảo luận chính thức về việc có hay không loại kim loại Nga khỏi LME. Bởi các nhà sản xuất và cung cấp lớn phản ánh rằng kim loại Nga đang ngày càng bị tẩy chay nhiều hơn trong các hợp đồng của họ.
Các công ty này cũng cho rằng bất kỳ phán quyết nào của chính phủ Mỹ cũng sẽ là mối đe dọa sống còn đối với ngành công nghiệp nhôm Châu Âu.
Tuy nhiên, phía LME cho rằng kim loại từ Nga vẫn được thị trường chấp nhận, thậm chí là bị phụ thuộc. Vì thế, dù không đồng tình với những tác động của Nga với Ukraine thì LME cũng không nên áp đặt hay thực hiện các phán quyết gây tổn hại lớn cho thị trường.

Vẫn có nhiều đồng thuận với quyết định của LME
Mặc cho các nhà cung cấp lớn châu Âu phản đối việc hủy bỏ lệnh cấm của LME thì vẫn có rất nhiều sự đồng thuận từ những công ty khai thác trung thành với nhôm của Nga. Trong đó bao gồm cả cơ quan nghiên cứu giá cả hàng hóa (Fastmarkets) và CME Group (sàn giao dịch đối thủ của LME).
Theo nguồn tin tổng hợp, sàn giao dịch London đã nhận được 42 câu trả lời bằng văn bản. Trong đó 22/42 người đại diện cho rằng không hành động và 17/42 người đại diện yêu cầu cấm kim loại của Nga.

Giá kim loại thay đổi thế nào sau quyết định của LME?
Trong khi chính phủ Mỹ và LME còn đang cân nhắc biện pháp với nhôm của Nga thì giá kim loại đã bắt đầu tăng chóng mặt chỉ trong vài tuần.
Khi lệnh cấm bị bãi bỏ vào thứ Sáu, sàn giao dịch LME cũng lập tức đóng cửa. Tin tức này đã khiến cho cổ phiếu của các nhà sản xuất nhôm niêm yết tại Mỹ cũng bị giảm theo.
Với quyết định của sàn giao dịch London, ngay lập tức các mặt hàng kim loại đã có sự thay đổi về giá. Trong đó, tăng mạnh nhất là giá đồng, tiếp đó là nhôm với mức tăng 5,9% – cao nhất kể từ năm 2009.

Sự gia tăng mạnh mẽ về giá kim loại đã cho thấy phản ứng của thị trường thế giới. Điều này dự kiến cũng sẽ tác động không nhỏ đến thị trường kim loại Việt Nam. Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, khả năng cao sẽ xảy ra “bão giá” ngành kim loại. Trong đó, ảnh hưởng với vật liệu nhôm là điều chắc chắn.