Đối với các công trình xây dựng, những vật liệu có tính chất bền vững luôn được ưu tiên hàng đầu. Tiêu biểu là nhôm kính với trọng lượng nhẹ và độ bền từ 30 – 50 năm, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa tối đa cho người sử dụng. Các chuyên gia nhận định, trong tương lai, vật liệu nhôm vẫn sẽ là xu hướng mà các chủ đầu tư và người dùng ưu tiên lựa chọn trong xây dựng công trình.
Vật liệu bền vững là gì?
Vật liệu bền vững là những chất liệu có thể sử dụng lâu dài trong hầu hết các quá trình, từ sản xuất, thi công, ứng dụng và tháo dỡ. Chúng có tuổi thọ cao, hội tụ nhiều tính năng nổi bật và không gây tác hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.
Thực tế, hầu hết các vật liệu xây dựng bền vững đều đã được áp dụng quy trình sản xuất hiện đại nên có chất lượng cao hơn vật liệu truyền thống. Chúng cũng có khả năng tái sử dụng nhiều lần nên tiết kiệm nhiều chi phí cho các chủ đầu tư.
Các loại vật liệu bền vững dùng trong xây dựng
Thứ nhất: Nhôm kính
Loại chất liệu đầu tiên phải nói tới chính là nhôm kính. Chúng được dùng phổ biến trong hầu hết các công trình như: biệt thự, nhà phố, cửa hàng, tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà dân…
Nhờ những ứng dụng công nghệ tiên tiến được áp dụng trong sản xuất, nhôm kính có khả năng cực tốt trong việc chống lại những tác động của môi trường, thời tiết và ngoại lực.
- Trọng lượng nhẹ: dễ dàng vận chuyển, thi công lắp đặt
- Chống ăn mòn tốt: Trong điều kiện nhiệt độ từ –80°C đến +300°C, nhôm hầu như rất ít bị thay đổi cấu trúc vật lý
- Tính thẩm mỹ cao: Vật liệu nhôm dễ tạo hình và được mạ sơn với nhiều màu sắc đa dạng. Vì thế tùy theo không gian nội thất của gia chủ, đơn vị sản xuất, thi công có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về thẩm mỹ tổng thể. Ngoài ra, những bộ cửa, vách ngăn nhôm kính còn có chức năng giải phóng tầm nhìn, mang lại không gian thoáng đãng.
- Tuổi thọ cao: Nhôm có khả năng chống chịu mọi điều kiện thời tiết nên có thời gian sử dụng lâu dài. Thời gian trung bình từ 30 – 50 năm.
Thứ hai: Đá tự nhiên và đá nhân tạo
Đây là vật liệu được sử dụng nhiều trong ốp tường và thiết kế nhà ở. Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, đá tự nhiên còn rất bền bỉ, không bị phai màu theo năm tháng.
Thứ ba: Xi măng sợi
Xi măng sợi là vật liệu bền vững được cấu tạo từ chất liệu xi măng pooclăng mác cao, sợi cellulose tinh chế và oxít silic. Xi măng sợi có ưu điểm chịu nước, chống mối mọt, có khả năng tùy biến đa dạng với hệ thống khung đỡ kết hợp thông gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng đáng kể cho bất cứ công trình nào
Thứ tư: Tre
Tre được biết đến là “thép xanh” trong ngành xây dựng với khả năng chịu lực nén tốt hơn bê tông và độ bền kéo tốt hơn cả thép. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng này cũng khó áp dụng phổ biến do chi phí gia công và hoàn thiện khá lớn.
Thứ năm: Kiện rơm
Rơm là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất được biết đến, và đang trở nên phổ biến trở lại trong thời gian gần đây. Không chỉ có trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt mà các kiện rơm còn có khả năng phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường.
Kết luận
Các vật liệu bền vững kể trên đều có nhiều ưu điểm và một số nhược điểm nhất định. Tùy vào yêu cầu xây dựng của gia chủ mà các chủ đầu tư sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp. Trong số này, nhôm kính được cho là phù hợp nhất với kiến trúc hiện đại, đáp ứng hầu hết các tiêu chí của mọi công trình. Vì thế, đây vẫn là xu hướng vật liệu xây dựng trong nhiều năm tới.